Đối với các thí sinh thi IELTS tại Việt Nam, Speaking luôn được coi là một trong 2 kỹ năng khó nâng band điểm nhất. Nhiều bạn dù dành rất nhiều thời gian luyện tập nhưng vẫn dậm chân tại chỗ ở mức điểm 5.0 – 6.0. Vậy lý do là gì, có phải do các bạn ôn luyện quá hời hợt hay không áp dụng đúng phương pháp?
Cùng IPP điểm danh 7 lỗi sai thường gặp khi ôn luyện và thực hành phần thi IELTS Speaking nhé!
- ĐÁP ÁN MẪU BAND 7.0-8.0 CHO 20 ĐỀ IELTS SPEAKING KINH ĐIỂN
- 3 CHIẾN THUẬT HỌC IELTS READING HIỆU QUẢ CÙNG IPP
1. KHÔNG BIẾT HOẶC KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM
Phần thi IELTS Speaking sẽ được giám khảo đánh giá dựa trên 4 tiêu chí:
– Từ vựng (Lexical Resource): linh hoạt, đa dạng, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Kết hợp từ chính xác, đúng ngữ cảnh.
– Độ trôi chảy, mạch lạc (Fluency and Coherence): Nói rõ ràng, liền mạch, đúng trọng tâm, duy trì độ dài tương đối giữa các phần thi.
– Ngữ pháp (Grammar Range and Accuracy): Khả năng kết hợp linh hoạt nhiều kiểu cấu trúc ngữ pháp (mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, câu đảo ngữ…). Không mắc lỗi ngữ pháp như chia sai thì.
– Phát âm (Pronunciation): Phát âm chính xác, ngữ điệu tự nhiên.
Lời khuyên từ IPP là các bạn hãy nghiên cứu thật kỹ các tiêu chí này để xác định điểm mạnh/yếu của mình để xây dựng được lộ trình cải thiện, đặc biệt là với những bạn còn ít thời gian ôn luyện trước khi thi. Ví dụ: nếu Ngữ pháp là điểm mạnh còn Phát âm là điểm yếu của bạn, hãy dành 7/10 thời gian ôn tập ngữ pháp, và chỉ 3/10 cho phát âm thôi – hãy cố gắng phát huy thế mạnh của mình lên tối đa!
2. “LÊN GÂN” NGỮ PHÁP, TỪ VỰNG
Từ vựng học thuật và ngữ pháp phức tạp khi được vận dụng phù hợp, có chừng mực và đúng ngữ cảnh sẽ giúp thí sinh tăng điểm phần thi nói. Nhưng nhiều bạn lại tưởng đây là mấu chốt để đạt điểm cao, dẫn đến dùng từ sai ngữ cảnh, vận dụng cấu trúc văn phạm không hợp lý.
Bài thi nói nhìn chung đánh giá cao yếu tố tự nhiên. Các từ vựng trang trọng như “furthermore” (hơn nữa), “nevertheless” (tuy nhiên) hoặc những cấu trúc ngữ pháp phức tạp như “Hardly had he come when she left” (ngay khi anh ấy đến thì cô ấy rời đi) có thể nghe uyên bác, nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến bài nói rất gượng ép và máy móc. Tuy không có thống kê cụ thể về số lượng từ vựng học thuật cần có trong 1 bài nói, nhưng bạn chỉ cần dùng 2-3 từ trong 1 câu là đủ.
Hãy cố gắng thả lỏng hết sức có thể và coi bài thi của mình như một hội thoại thường ngày với giảm khảo thôi. Đây là biện pháp tâm lý mà Học viên điểm cao 8.5 IELTS (8.5 Speaking) mới nhất tại IPP – Phan Tất Bách vận dụng trong phòng thi đấy!
3. TRẢ LỜI LẠC ĐỀ
Nếu trả lời lạc đề, ứng viên sẽ bị đánh giá thấp về khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin. Nếu không nghe rõ câu hỏi, hãy mạnh dạn yêu cầu giám khảo nhắc lại. Một vài cấu trúc “nhờ” có thể sử dụng như:
– Sorry/Pardon me, can you please repeat the question? (xin lỗi, bạn vui lòng nhắc lại câu hỏi được không?)
– Really sorry but can you explain the word … to me? (xin lỗi, bạn có thể giải thích từ … giúp tôi được không?)
– Can you please explain what … means? (xin lỗi, bạn có thể giải thích từ … nghĩa là gì được không)
– What do you mean by…? (Từ … nghĩa là gì?)
Ví dụ: I’m sorry, what do you mean by “Immaturity”?
4. NÓI QUÁ NHANH
Nói quá nhanh có thể khiến bạn:
– Dễ mắc lỗi ngữ pháp và từ vựng.
– Sử dụng nhiều từ thừa.
– Nuốt âm hoặc bỏ qua âm tiết cuối (ending sound).
– Ý tưởng không rõ ràng, mạch lạc.
Kể cả khi nói tiếng Việt với tốc độ nhanh, chúng ta vẫn có thể mắc lỗi diễn đạt, dùng từ sai hay thậm chí khiến người đối diện khó nghe. Vì vậy dù sở hữu khả năng tiếng Anh xuất sắc, bạn vẫn nên trình bày bài nói của mình thật chậm rãi và từ tốn khi bước vào phòng thi.
5. PHÁT ÂM SAI:
Nếu bạn là người mới bắt đầu, thì Phát âm nên là kỹ năng đầu tiên cần luyện tập trước khi đào sâu các yếu tố khác như ngữ điệu, từ vựng, ngữ pháp… Lí do là bởi:
– Phát âm sai ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe, từ đó giảm hiệu quả của việc truyền đạt thông tin. Đúng vậy, Nghe và Nói có quan hệ rất mật thiết với nhau đó nhé!
Xem thêm 5 LÝ DO KHIẾN ĐIỂM IELTS LISTENING MÃI DẬM CHÂN TẠI CHỖ |
– Phát âm sai, giám thị không hiểu điều bạn đang diễn đạt, 3 tiêu chí khác là từ vựng, ngữ pháp, và tính mạch lạc chắc chắn bị ảnh hưởng.
– Phát âm là yếu tố quan trọng để tạo “first impression” với giảm khảo. Phát âm sai, đồng nghĩa với ấn tượng ban đầu sẽ không được tốt đẹp cho lắm và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.
Hãy chăm chỉ tập nghe và bắt chước theo cách người bản xứ nói chuyện, đồng thời lập danh sách những từ bạn thường phát âm sai. Một số từ người Việt thường phát âm sai:
- Colleague /ˈkɒliːɡ/
- College /ˈkɒlɪdʒ/
- Recipe /ˈresəpi/
- Purpose /ˈpɜːpəs/
- Vehicle /’vi: əkl/
- Procedure /prəˈsiːdʒə/
- Suite /swiːt/
- …
6. NÓI QUÁ ÍT HOẶC QUÁ NHIỀU
Trong phần thi IELTS Speaking, nếu bạn nói quá ít, người chấm sẽ không thể đánh giá chính xác năng lực ngôn ngữ của bạn. Ngược lại, nhồi nhét quá nhiều nội dung lại khiến mạch ý tưởng chính trở nên rối rắm, khó nắm bắt. Vậy thế nào là vừa đủ?
– Part 1: Rất dễ để… nói ngắn vì những câu hỏi ở phần này thường về bản thân bạn nên thật sự… không có gì để nói. Hãy cố gắng kéo dài câu trả lời của mình trong 2-4 câu.
– Part 2: Gói gọn trong 2 phút, không hơn không kém.
– Part 3: Những câu hỏi trong part 3 sẽ là nâng cao của part 2, nên trả lời trong khoảng từ 5-8 câu là hợp lý. Dù ý tưởng có dào dạt đến thế nào thì bạn cũng không nên nói dài hơn 8 câu nhé!
7. LẶP LẠI CÂU HỎI, LẶP LẠI Ý
Nhiều thí sinh thường mất điểm vì lặp lại toàn bộ câu hỏi hoặc lặp lại chính những từ ngữ mình đã sử dụng. Để khắc phục, bạn cần luyện tập kỹ năng paraphrase (viết/nói lại câu) – phương pháp này giúp bạn tránh được lỗi dùng từ hoặc đạo văn.
Một số cách paraphrase phổ biến:
– Dùng từ đồng nghĩa/trái nghĩa
– Thay đổi trật từ từ trong câu
– Thay đổi cấu trúc ngữ pháp
– Dùng chủ ngữ giả định
Ví dụ về cách paraphrase khi trả lời câu hỏi:
– Examiner: What do you want to do when you finish university?
– Test-taker: After graduation, what I really hope to do is work for a non-governmental organization here in HCMC.
Chúc các bạn một năm mới ôn luyện IELTS hiệu quả!
IPP IELTS