Như các bạn đã biết, điểm của phần thi Speaking sẽ được chấm theo 4 yếu tố: Fluency & Coherence, Lexical Resource, Grammatical Range & Accuracy, Pronunciation. Hôm nay thầy Tú Phạm sẽ chia sẻ cách nâng điểm ngữ pháp lên tối đa, để nếu lỡ có “đuối” những yếu tố còn lại thì điểm Speaking vẫn được bảo toàn.
Câu điều kiện loại 3 sẽ giúp bài nói của bạn trở nên tự nhiên hơn, “tây hơn”, nhưng nếu không quen thì không nên cố bởi rât dễ bị trừ điểm lỡ sai. Tuy nhiên nếu biết cách dùng thì tội gì không thử nhỉ? Nhìn thì tưởng khó, nhưng thực ra bạn chỉ cần follow các bước dưới đây:
- Bước 1:
Tạo ra sự kiện có thật bằng cách nêu ví dụ kể lại một sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Trong nó nhấn mạnh về kết quả của sự kiện đó.
Ví dụ:
Q: Theo bạn lượng người đi du lịch thay đổi như thế nào theo thời gian?
A: Chắc chắn ngày càng có nhiều người đi du lịch. Theo tôi lí do chính là sự ra đời của hàng không giá rẻ, điều đã kiến việc di chuyển ngày càng dễ dàng cho mọi người. Ví dụ, kể từ khi hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam là Vietjet ra đời cách đây 12 năm, lượng người đi du lịch đã tăng đột biến.
(For example, since Vietjet – the largest budget airline in Vietnam – was founded, the number of people travelling every year has increased exponentially.)
- Bước 2:
Nói thêm: giả sử sự việc đó đã không diễn ra thì chúng ta đã không có ngày hôm nay. Đây chính là câu điều kiện loại 3 chứ còn gì.
Ví dụ:
Q: Theo bạn lượng người đi du lịch thay đổi như thế nào theo thời gian?
A: Chắc chắn ngày càng có nhiều người đi du lịch. Theo tôi lí do chính là sự ra đời của hàng không giá rẻ, điều đã kiến việc di chuyển ngày càng dễ dàng cho mọi người. Ví dụ, kể từ khi hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam là Vietjet ra đời cách đây 12 năm, lượng người đi du lịch đã tăng đột biến. Tôi nghĩ nếu Vietjet chưa từng ra đời, lượng người Việt Nam đi du lịch có lẽ đã không tăng nhiều như vậy.
(For example, since Vietjet – the largest budget airline in Vietnam – was founded, the number of people travelling every year has increased exponentially. I believe if Vietjet had never been founded, the number of Vietnamese travellers would not have increased this much.)
- Bonus: Cấu trúc câu điều kiện loại 3 (third conditional)
If S1 had (not) done something, S2 would/could (not) have done something else.
Một số lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 3:
– Có thể sử dụng với bất cứ ví dụ nào là sự kiện trong quá khứ.
– Nếu không có sự kiện nào trong quá khứ, người nói thậm chí có thể “nghĩ” ra một sự kiện phù hợp với nội dung bài.
– Đừng overuse. Dùng nhiều nhất là 3 lần, lần lượt trong part 1, part 2 và part 3 chứ 1 part không nên dùng nhiều lần. Hay thì hay thật nhưng chúng ta cần cả sự đa dạng nữa.
Giờ thì các bạn đã ready với cấu trúc ngữ pháp Câu điều kiện loại 3, một trong những loại câu khó nhất về ngữ pháp để sử dụng trong bài nói rồi đấy. Chúc các bạn sớm đạt 7.0, 8.0 Speaking!”