Thực tế, mỗi người có một cách học từ vựng khác nhau và câu hỏi đặt ra là liệu phương pháp nào hiệu quả và tiếp thu nhanh nhất? Bản thân các thầy cô của IPP chia sẻ rằng ban đầu họ cũng gặp khó khăn trong quá trình học từ mới. Vì thực sự lượng từ vựng IELTS quá nhiều, cảm giác như là học mãi vẫn không thể đủ.
Trải qua một thời gian dài, cô Hà Chi của IPP đã đúc kết ra được 3 phương pháp mà Chi thấy hiệu quả, gần gũi với bản thân nhất. Hà Chi đã share cho bạn bè, học sinh của mình và kết quả thật bất ngờ là mọi người đều nhớ từ vựng tốt hơn trước. Mong rằng những cách học “sáng tạo” dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn cải thiện được vốn từ của mình và áp dụng trong bài thi IELTS một cách chính xác nhé!
1. Sticky notes, nhỏ nhưng có võ
Hà Chi đã tận dụng “sticky notes” (hoặc flashcards) chỉ để viết từ mới (trong Reading/Writing) rồi dán xung quanh phòng, mọi chỗ nào dán được thì dán. Thường khi gặp từ mới, Hà Chi không viết nó xuống ngay mà sẽ chọn skip và tiếp tục làm bài. Sau khi chữa, làm xong bài thì mới quay lại dùng giấy nhớ viết xuống rồi dán lên, và Hà Chi có viết lại ra notebook ghép vào các chủ đề lớn trong IELTS để dễ học hơn. Một khoảng thời gian mà bàn học, thậm chí gương, nhà vệ sinh, bàn trang điểm chi chít giấy nhớ, phải cực kỳ tập trung và kiên nhẫn với lượng từ Hà Chi tiếp nhận vào đầu. Hà Chi chia thành 3 hàng giấy nhớ (words, pronunciation, synonyms) và dán lung tung. Tương tự cho notebook, Hà Chi sẽ viết theo thứ tự những gì mình nhớ và kiểm tra khả năng hiểu/nhớ từ. Cách này bắt Hà Chi phải vận dụng trí não để nhớ lại, thậm chí còn phải sản sinh đặt câu ngay để có thể phân biệt synonyms luôn.
2. Học mà chơi, chơi mà học
Hà Chi là fan ruột của Netflix, hay nghe nhạc nước ngoài và thích đọc truyện Harry Potter. Hầu hết lượng từ vựng của Hà Chi đều có sự đóng góp không hề nhỏ từ Netflix, cả HBO, Star World/Star Movies. Hà Chi xem không có sub để luyện kỹ năng nghe và đoán từ mới qua phát âm của các diễn viên trong phim. Nếu chưa đoán được ngay Hà Chi sẽ pause, viết từ theo ý mình hiểu ra sticky notes rồi tiếp tục xem/nghe tiếp (sau đó mới check). Ngoài ra, cũng phải lựa chọn những bộ phim mà bản thân mình yêu thích và có hứng thú thì mới vào đầu nhanh, đặc biệt kỹ năng nghe cũng được cải thiện. Thời gian đầu nên xem phim chỉ để thư giãn rồi mới dần dần chú ý hơn về vocabulary trong phim, nên kiên nhẫn và cực kỳ tập trung.
3. Trở thành một nhà văn, tại sao không?
Học từ mới bao giờ cũng cần luyện tập ngay để nhớ. Cách Hà Chi hay áp dụng đó là tự nghĩ rồi viết ra một đoạn văn/thậm chí bài luận (without any format) dùng những từ mình đã học để nhớ hơn, hay còn là để hiểu “meaning in context” một cách tốt nhất. Tất nhiên là freestyle, không theo một cấu trúc gì cả vì đơn thuần là mình cần nhớ mặt chữ và hiểu cách sử dụng của từ đấy. Viết xong Hà Chi sẽ dùng Oxford Dictionary/Cambridge tự check lại các từ, hoặc nhờ thầy cô bạn bè đọc qua và comment. Hà Chi duy trì thói quen này trong một khoảng thời gian dài, và ngạc nhiên là mình sử dụng formal và advanced languages tốt hơn, các cấu trúc diễn đạt đều rõ ràng, mạch lạc và đa dạng hơn nhiều. Hôm nào chán viết thì Hà Chi sẽ tự nói trước gương, tự đặt câu hỏi tự trả lời (có record lại và sau đó tự sửa lỗi).
Nói chung, Hà Chi khuyến khích các bạn vừa chủ động mà vừa thụ động trong quá trình học từ vựng. Thụ động là hãy cứ đọc và nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt, sẽ giúp bạn có lượng từ vựng ổn định mà lại đi theo chủ đề. Bên canh đó, hãy chủ động dành thời gian để học từ mới mỗi ngày vì đơn giản là “practice makes perfect”.
Chúc các bạn học tốt!