Chuyển tới nội dung

[VOCAB] CÁC CẤU TRÚC “MUST HAVE” TRONG PHẦN THI SPEAKING VÀ WRITING

Trong 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking và Writing thì tiêu chí Grammar được chia ra làm 2 tiêu chí nhỏ hơn đó là Range (độ đa dạng) và Accuracy (độ chính xác). Bài chia sẻ này sẽ tập trung vào cách giúp bạn ghi điểm ở tiêu chí Range và nhờ đó tăng band điểm Grammar. Để đáp ứng được tiêu chí này, thí sinh cần thể hiện được khả năng tạo ra các câu đa dạng về tenses (thì thời) và các cấu trúc câu (sentence structures).

 

1. Với kĩ năng Speaking

– Đa dạng về thì thời: 

Thông thường trong bài nói, mọi người sẽ sử dụng chủ yếu là thì hiện tại đơn. Tuy nhiên cũng sẽ cần đan xen sử dụng thêm thì quá khứ, tương lai và đặc biệt là thì hiện tại hoàn thành để nhấn mạnh vào quá trình thực hiện

Phần 2 sẽ là phần mà mọi người có thể “phô” khả năng dùng thì đa dạng của mình dễ nhất. Ví dụ như nói về past experience thì phải ghi nhớ dùng thì quá khứ là chính, hay cuối bài nói thì nên sử dụng will + V hoặc be going to V để nói về dự định, hứa hẹn trong tương lai. 
Sang đến part 3 sẽ có những dạng câu hỏi mà giám khảo đặt ra để test khả năng dùng thì của bạn như dạng Comparison (so sánh 1 vấn đề/hiện tượng nào đó trong quá khứ và hiện tại) hoặc dạng Prediction. Cho nên mọi người hãy tận dụng những câu hỏi đó để thể hiện khả năng dùng thì linh hoạt của mình..

– Đa dạng về cấu trúc câu:

Đầu tiên nếu mọi người vẫn chưa nắm rõ về 4 loại câu trong tiếng Anh (Simple, Compound, Complex và Compound-Complex) thì hãy search Google ngay để tìm hiểu nha. Vì kiến thức này hữu ích cho cả phần writing nữa nên mọi người cần nắm thật chắc nhé. Nói đơn giản thì khi mình dùng từ nối để nối các mệnh đề/câu đơn thành một câu dài hơn thì chính là mọi người đã sử dụng được câu phức/ghép rồi đó. Cho nên thay vì nói/viết các câu ngắn chỉ có 1 chủ một vị thì mọi người hãy dùng discourse markers (từ nối) để tạo ra các câu dài hơn.

Quay trở lại với kĩ năng Speaking. Trong quá trình nói các bạn hãy cố gắng chèn vào các cấu trúc như Câu bị động, Câu điều kiện, Câu so sánh, Mệnh đề quan hệ nha. Một tip nho nhỏ là khi mô tả một nơi nào đó mình hay dùng cụm “to be located in” (câu bị động), hay khi mở đầu Part 2 thì mình luôn nói câu “I suppose If I had to describe a … then the first thing that springs to mind is …” (câu này vừa dùng được cấu trúc câu điều kiện vừa sử dụng được mệnh đề quan hệ). Nghe thì hơi rập khuôn nhưng không sao cả, miễn là nó hiệu quả và giúp bài nói của bạn tốt hơn là được.

2. Writing

– Đa dạng về thì thời: 

Tương tự như speaking thì mọi người cũng chủ yếu dùng thì hiện tại đơn trong Writing Task 2. Vậy thì Task 1 có lẽ là phần mà bạn có thể dùng đa dạng các thì dễ hơn. 

Ví dụ, đối với dạng Graph with a trend thì mọi người cần xác định thời gian thật chính xác, xem biểu đồ đó ở quá khứ, hiện tại hay là dự đoán cho tương lai để dùng thì cho thật chuẩn. Riêng đối với biểu đồ có future trend, thay vì sử dụng thì tương lai đơn thì mọi người cần dùng các cấu trúc dự đoán như “A is expected to increase/decrease” (câu bị động) hay “It is anticipated that A will increase/decrease” (câu bị động + chủ ngữ giả + thì tương lai). 

– Đa dạng về cấu trúc câu:

Có lẽ là khi viết mọi người sẽ dễ kiểm soát cấu trúc câu mà mình dùng hơn là khi nói. Vậy nên hãy lưu ý dùng thật đa dạng các loại câu như mình đã nêu ở phần speaking nha. Dưới đây mình sẽ đưa ra một vài tips để đa dạng hóa các cấu trúc ngữ pháp mà mình hay áp dụng khi viết:

Đối với Task 1: đa dạng các cách diễn đạt

Với dạng Graph with a trend, khi mô tả xu hướng, thay vì chỉ dùng các động từ mô tả tăng, giảm thì mình sẽ dùng thêm cấu trúc There + be + an increase/decrease in smt.

Với dạng Process và Map, thay vì chỉ dùng thể bị động thì mình sẽ cố gắng dùng thêm một số câu chủ động. Ví dụ, trong dạng Process thay vì viết câu “The ingredients is mixed” thì mình sẽ viết “The ingredients go through a mixing process” hay trong dạng Map thì mình sẽ chuyển câu “The building was expanded” thành câu “The building increased in size” hoặc “The building experienced/underwent an expansion”. Thêm 1 tip nhỏ nữa là với dạng Process, bạn nên áp dụng cấu trúc After/Once having been P2, S+V để bài viết có thêm thì hiện tại hoàn thành thay vì chỉ toàn là thì hiện tại đơn nhé).

Đối với Task 2, thường thì mọi người hay viết những câu có dạng: SV. However/In addition/Therefore, SV. Thay vì dùng dấu chấm trước các từ nối thì đôi chỗ mọi người hãy dùng dấu chấm phẩy (;) vì như vậy sẽ biến 2 câu thành 1 câu compound (câu ghép).

Cuối cùng thì mình có một lưu ý nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là mọi người đừng đặt áp lực là phải dùng những cấu trúc ngữ pháp thật khủng, thật phức tạp trong bài Speaking và Writing của mình nha. Vì đôi khi việc cố gắng chèn vào các cấu trúc như đảo ngữ hay viết một câu dài 3-4 dòng chứa nhiều mệnh đề lại phản tác dụng vì nó khiến cho bài nói/viết mất tự nhiên, gượng ép và nếu nói/viết quá dài thì mọi người cũng dễ mắc lỗi hơn đấy.

Mong là chia sẻ của mình hữu ích cho các bạn và sẽ giúp các bạn tự tin hơn tron

IPP IELTS

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Danh mục

Học viên điểm cao

Thạc sĩ Tú Phạm

8.5 IELTS OVERALL

  • Đạt 8.5 IELTS Overall (Speaking 9.0)
  • Thạc sĩ Thương mại quốc tế & Quản trị tại Anh Quốc
  • Nhà sáng lập IPP IELTS, hướng dẫn hơn 450 bạn đạt điểm thi đầu ra 7.0+, trong đó có hơn 100 bạn đạt 8.0-8.5
  • Đồng sáng lập PREP.VN – Nền tảng học luyện thi Tiếng Anh Online – 8 năm kinh nghiệm luyện thi IELTS 2013 – 2021
  • Cố vấn học thuật trong các chương trình của Hội Đồng Anh tại Hà Nội và TP. Hồ Chính Minh (2015-2019)
  • Tác giả cuốn sách “38 Chủ điểm từ vựng thiết yếu cho IELTS 7.0+”
  • Tác giả cuốn sách “60 Bài mẫu IELTS Speaking band 8.0″
  • Diễn giả tại nhiều sự kiện về IELTS

Với 8 năm kinh nghiệm hướng dẫn và giảng dạy IELTS, thầy Tú đã ghi dấu ấn với học viên bằng lối tiếp cận kiến thức mới lạ, độc đáo. Thầy đã truyền cảm hứng, vun đắp niềm yêu thích học Tiếng Anh thông qua hoạt động tương tác; từ đó giúp các bạn học viên hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Đến với mỗi buổi học, thầy Tú luôn tạo cảm giác thoải mái và gần gũi để học viên dễ dàng thích nghi và tiếp thu kiến thức mới.

Ms Trần Anh Thư

8.5 IELTS OVERALL

  • Đạt 8.5 IELTS Overall
  • 6 năm kinh nghiệm luyện thi IELTS
  • Giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Cử nhân Sư phạm ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Thạc sĩ TESOL (Chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh)
  • Victoria University, Melbourne, Australia
  • Tham gia biên soạn Sách giáo khoa Tiếng Anh của NXB Đại học Sư Phạm và National Geographic Learning

“Tận tình, tỉ mỉ, chân thành” là những từ học viên miêu tả về phong cách giảng dạy của cô Anh Thư. Cô áp dụng phương pháp tiếp cận rất cụ thể giúp học viên nắm vững kiến thức và tự tin sau mỗi buổi học. Bên cạnh khối thành tích khủng, cô Anh Thư luôn khiến học viên yêu quý bởi tính cách gần gũi, thân thiện và nụ cười rạng rỡ đầy sức sống.