Khi IPP team chữa bài cho các bạn học sinh, có những từ/cụm từ rất “Cliché” ai cũng dùng để cố ghi điểm trong bài Writing. Tuy nhiên, điều này có vẻ như hơi phản tác dụng vì rất nhiều giám khảo chấm thi IELTS đã có những bài viết chỉ đích danh những từ/cụm từ được dùng quá nhiều khiến giám khảo cảm thấy “dị ứng.”
IPP đã tổng hợp cho các bạn một list từ NÊN TRÁNH trong khi làm bài viết. Các bạn hãy đọc thật kỹ và tránh dùng trong bài thi IELTS Writing của mình nhé!
1. AS WE ALL KNOW (Như chúng ta đều biết)
Có điều gì trên đời mà tất cả chúng ta đều biết không nhỉ? Chắc chắn là không rồi. Mọi người đều có các quan điểm trái chiều, nên nếu bạn dùng “as we all know” thì sẽ bị chủ quan quá mức. Khi chấm bài của học viên hàng tuần, IPP team cũng thấy rất nhiều bạn sử dụng từ này, tới nỗi các thầy cô ở IPP cũng thấy hơi “dị ứng.”
2. MOREOVER (Hơn thế nữa)
Các thầy cô ở IPP thường khuyên các học viên của mình không nên sử dụng “Moreover” trong bài thi IELTS. Bởi vì từ này ít khi được những người bản xứ dùng trong kỳ thi, và các bạn học sinh thường có xu hướng dùng sai. Các bạn có thể dùng ‘furthermore’ là được rồi.
3. IN A NUTSHELL/ LAST BUT NOT LEAST (Kết luận)
Bạn cần gửi tín hiệu cho giám khảo biết là bạn đang đưa ra kết luận cho toàn bộ bài nói của mình? Chỉ cần nói đơn giản là “In conclusion” thay vì “In a nutshell” hay “last but not least”, vốn bị các giám khảo khá là dị ứng và không được “formal” cho lắm. Nếu muốn sử dụng “in summary” hay “to summarise” cho kết luận, bạn sẽ phải cân nhắc không nên dùng cho một số dạng bài như “phân tích 2 ý và đưa ra ý kiến cá nhân.” Vì dạng bài này, bạn không thực sự tổng kết lại các ý chính mà đang đưa ra quan điểm cá nhân trong đoạn văn kết.
(Theo IELTSanswers.com – Giám khảo Mike)
4. CANNOT BE DENIED (Không thể phủ nhận)
Trong văn viết học thuật, bạn nên tránh sử dụng những cụm như “”Cannot be denied”. Trong thế giới học thuật thì không có gì là không thể phủ nhận. Tất nhiên điều gì cũng có thể bị phủ nhận, ví dụ như con người phủ nhận việc có tồn tại trọng lực hay phủ nhận việc thế giới tồn tại hơn 10,000 năm (đối với phần lớn những người theo Cơ đốc).
(Theo IELTSanswers.com – Giám khảo Mike)
5. SINCE THE BEGINNING OF TIME (Kể từ khi thời gian bắt đầu)
Đây là một ví dụ điển hình của việc các thí sinh chỉ đọc một cụm từ và copy nó mà không sử dụng đúng ngữ cảnh. Bạn có thực sự biết gì về thời điểm khi thời gian bắt đầu hình thành, và mệnh đề tiếp theo của bạn có gắn với toàn bộ khoảng thời gian giữa từ ngày ấy tới bây giờ không? Thường là không rồi! Những cụm từ thế này sẽ khiến giám khảo biết ngay rằng bạn không thực sự hiểu điều bạn đang nói.
6. BROADEN MY HORIZON (Mở rộng tầm hiểu biết)
Có rất nhiều cách để diễn đạt giá trị của việc học được điều gì đó mới mẻ. Tuy nhiên cụm từ này quá “cliché” và được dùng nhiều quá mức khiến các giám khảo IELTS phát ngán.
7. ALL THINGS CONSIDERED, TO SUM UP, IN SUMMARY, TO SUMMARIZE, IN SHORT
Đơn giản nhất, hãy dùng “In Conclusion”, đừng quá phức tạp với những từ như:
– All things considered
– To sum up
– In summary
– To summarize
– In short
– In a nutshell
– To put it in a nutshell
“All thing considered” và “In short” cũng có thể chấp nhận được, nhưng giám khảo Simon vẫn quyết định không dùng nếu ông là thí sinh. Như đã nói ở trên, 2 cụm “In a nutshell” và “To put it in a nutshell” không phù hợp với văn phong học thuật.
( Theo ielts-simon.com. Giám khảo Simon)
8. STRIKINGLY (Trong Writing Task 1)
Từ này có thể được coi là một từ thể hiện quan điểm cá nhân trong Writing Task 1. Trong WT1, các bạn nên quan sát và bám sát vào các sơ đồ, bảng biểu đề bài đưa ra hơn là thể hiện nhiều ý kiến cá nhân của mình.
Để tìm hiểu và học IELTS đúng chuẩn “academic”, các bạn có thể tham khảo thêm khóa IELTS Intermediate Speaking & Writing tại IPP IELTS!
Chúc các bạn học vui thi tốt!